Mỗi mâm cỗ có từ 9-11 món nhưng thời gian đứng bếp chỉ 1-2 tiếng nhờ bí quyết riêng của mỗi bà nội trợ.
Vì ngày 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ 6 - ngày làm việc bình thường nên chị Phạm Thu Hiền, kế toán, Hải Phòng tranh thủ thực hiện mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sớm hơn thường lệ. Bận việc công ty và cùng lúc chăm 3 con nhỏ nên chị Hiền đã lên kế hoạch tỉ mỉ từ trước để có được một mâm cỗ đẹp mắt trong thời gian nhanh chóng. Mâm cỗ cúng của chị HIền có tổng cộng 9 món: xôi xanh (màu lá nếp), xôi vàng (xôi xéo), xôi đỏ (gấc), mực xào, gà nướng, gỏi ổi tai heo, nem hải sản, thịt bê luộc, canh gà hải sâm.
Xem thêm >>> https://muasamshopee.com/review-suoi-khoang-my-lam-tuyen-quang-diem-du-lich-ly-tuong-cho-moi-nguoi/
Chị lên thực đơn, chuẩn bị sẵn nguyên liệu gồm các thực phẩm tươi sống mua từ người quen, có nguồn gốc rõ ràng ngay từ tối hôm trước, ngâm gạo đồ xôi để sáng hôm sau chỉ việc hâm lại cho nóng, tạo hình bằng khuôn hình cá chép, gà cũng tẩm ướp trước.
Món gà được chị tẩm ướp trước buổi sáng hôm sau, chị Hiền chỉ việc nướng. Mẹ 3 con làm nhiều việc cùng lúc trong nấu nướng để tiết kiệm thời gian.
Theo đó, trong lúc chờ luộc thịt bê, chị Hiền trộn nộm, sau đó xào mực, chiên nem, bào ổi, cà rốt. Vì lên kế hoạch chuẩn bị cẩn thận nên chị HIền chỉ mất khoảng 1 tiếng để nấu xong bữa cỗ.
Giống chị Hiền, chị San cũng thực hiện trước mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thay vì đúng ngày 23 tháng Chạp. Vào buổi sáng, chị liệt kê và mua sắm đủ các nguyên liệu cần thiết. Tới chiều, chị xin nghỉ sớm để làm 5 mâm cỗ. Tổng cộng, chị đã thực hiện 11 món cho mỗi mâm cỗ gồm: gà hấp lá chanh, tôm tẩm bột rán, bò sốt tiêu đen, nem bề bề, giò bê, nộm thập cẩm, khoai lang kén, cải chíp chần nấm, mầm đá xào tỏi, canh bóng ngũ sắc, xôi gấc.
Trong quá trình làm, chị San được em gái phụ gói nem, nhặt rau. Khi đã hoàn thiện các món ăn, chị San bày 2 mâm cỗ để thắp hương. Chị San cũng làm nhiều việc cùng lúc trong khi chờ các món ăn khác chín tới.
Món cải chíp, bò sốt tiêu đen với bánh bao được chị San bày biện giống ngoài nhà hàng. Riêng xôi gấc được bày theo 2 kiểu: hình cá chép và hình tròn. Để tạo hình cho xôi đẹp, chị San sẽ bới xôi vào bát tô to, san đều rồi mới úp ngược trở lại đĩa, tạo thành hình tròn. Món gà cũng được xếp trước vào bát tô rồi mới lật trở ra đĩa để tạo hình.
Vì gia đình có nhiều việc nên chị Tống Lê Tâm (Hà Nội) làm lễ cúng ông Công, ông Táo từ mấy hôm trước. Chị đồ xôi và rán sơ qua nem từ tối hôm trước. Tới hôm làm lễ, chị chỉ cần đồ lại xôi, rán nem lần 2 để xôi dẻo và nem giòn hơn. Bí quyết để món nem giòn rụm của chị Tâm là: pha 1 bát nước nhỏ gồm 1/2 thìa đường vàng, 1/2 thìa dấm gạo rồi phết lên mặt vỏ nem.
Chị Hoà Phạm, Hà Nội không phóng sinh cá chép sống mà chỉ tạo hình xôi gấc thành cá chép, dùng cá chép bằng giấy và hoá (đốt) cùng bộ lễ ông Công ông Táo. Để có được mâm cỗ cúng chỉ sau 2 tiếng đứng bếp, chị Hoà đã suy nghĩ thực đơn trước đó 1-2 ngày để tiết kiệm thời gian. Đến buổi tối rảnh rỗi, chị sơ chế trước món ăn như cuốn nem, ngâm gạo. Các thực phẩm tươi mà chị Hoà sử dụng đều là gia đình ở dưới quê gửi ra.
Các món ăn trong mâm cỗ của chị Hoà gồm có: xôi gấc cá chép, tôm hấp rượu, sườn nướng, mực xào cần tây, bánh chưng (mua sẵn), canh bò nấu dưa, khoai tây chiên, gà luộc, đậu luộc, nem ghẹ.
Chị Nhung, Long Biên, Hà Nội sửa soạn xong mâm cỗ cúng trong vòng 3 tiếng đồng hồ từ tối 22 tháng Chạp. Trước đó, chị đi chợ từ sáng, lên thực đơn gồm: gà luộc, nem Hà Nội, giò lụa, giò mo cau, bắp bò ngâm mắm, thịt kho tàu, canh măng, canh mọc thập cẩm, nộm đu đủ, xôi gấc cá chép, rau cải chíp xốt nấm.
Khi làm cỗ, chị Nhung có thêm cô giúp việc làm phụ bếp. Chị sử dụng thêm khăn trải bàn hoạ tiết chim công, các loại hoa quả, cành đào để trang trí cho bữa cỗ.
Vì nhiều món ăn nên chị Nhung chỉ mua thực phẩm đủ chế biến cho 6 người ăn, không làm quá nhiều, giúp mọi người thưởng thức được tất cả các món, tránh dư thừa, lãng phí thức ăn.
Nguồn: Hằng Trần